GIẤY IN MÃ VẠCH LÀ GÌ? CẤU TẠO RA SAO?
Giấy in mã vạch là gì?
Giấy in mã vạch hay còn được gọi với tên khác là decal in mã vạch, giấy in tem nhãn, là loại giấy đặc biệt được dùng để in thông tin sản phẩm, in mã vạch hoặc có nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Đây là thành phần không thể thiếu khi dùng máy in mã vạch, tạo lên tem mác chứa thông tin của sản phẩm. Giấy in mã vạch được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: bán lẻ, quản lý kho vận, logistics, quản lý thư viện, bệnh viện – y tế và chăm sóc sức khỏe … giúp giảm thiểu tối đa nhân lực cho việc quản lý hàng hóa và tăng độ chính xác, hiệu quả hơn.
Cấu tạo của giấy in mã vạch
Một mẫu giấy in mã vạch thông thường sẽ có cấu tạo gồm các lớp như sau:
– Lớp keo: được phủ bên dưới lớp mặt, dùng để dán lên bề mặt sản phảm,
– Lớp mặt: đây là lớp giấy có độ bóng, láng mịn, được làm từ chất liệu decal giấy, decal cảm nhiệt, decal xi bạc,…Thông tin mã vạch sản phẩm sẽ được in lên đây.
– Lớp đế: có công dụng bảo vệ lớp keo của tem khi chưa sử dụng, lớp này trơn bóng làm cho việc bóc tem mác trở nên dễ dàng.
– Lớp chống dính: được phủ bên dưới lớp keo, làm cho tem mác không bị dính với lớp đế bên dưới
Với cấu tạo như trên, giấy in sẽ được cuộn tròn với lõi giấy bên trong và bảo đảm có thể cuộn lại khi không sử dụng, lớp keo sẽ không khô, vẫn giữa được độ bám dính tốt. Mặc dù vậy, không phải loại giấy in mã vạch nào cũng giống nhau, bạn cũng có thể tìm thấy 1 số loại giấy in tem có cấu tạo đặc biệt dạng tờ khác.
Giấy in mã vạch có những ứng dụng, lợi ích gì?
Hiện nay giấy in mã vạch được sử dụng trong rất nhiều các ngành nghề khác nhau. Tùy vào từng lĩnh vực mà giấy in sẽ có những ứng dụng, công dung khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng chính:
Trong kinh doanh bán lẻ, giấy này thường được dùng để in mã vạch, thông tin sản phẩm, thông tin hàng hóa tồn kho, vận chuyển,…Vì ở mảng này sẽ có rất nhiều lĩnh vực như cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng thời trang,…nên thông tin trên giấy in cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra giấy in có mã vạch chứa thông tin được dán sản phẩm sẽ quản lý và thanh toán dễ dàng hơn.
Trong các kho hàng, giấy in có mã vạch sẽ được dán vào các thùng hàng, các loạt hàng hóa, giúp nhân viên kho có thể kiểm soát một cách chính xác.
Cũng tương tự như ở các kho hàng, trong bệnh viện cũng sử dụng giấy in có chứa mã vạch để quản lý hồ sơ bệnh nhân hoặc dán vào các ống nghiệm. Ngoài ra, còn có thể ứng dụng trong thư viện để quản lý sách, trong doanh nghiệp, công ty để quán lý nhân viên.
Phân loại giấy in mã vạch
Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để phân loại giấy in mã vạch, phổ biến nhất là phân loại dựa trên chất liệu, công nghệ in và kiểu dáng tem.
Phân loại giấy in mã vạch theo công nghệ in
Công nghệ in trực tiếp: Giấy in mã vạch dùng cho công nghệ in nhiệt trực tiếp còn được gọi là giấy in cảm nhiệt. Đây là loại giấy in mã vạch có lớp hóa chất cảm nhiệt hoặc lớp mùn than mỏng trên bề mặt để đến khi tiếp xúc trực tiếp với đầu in bề mặt của tem mác sẽ bị đốt, tạo nên thông tin, hình ảnh mong muốn. Loại giấy này in mã vạch không cần dùng đến ruy băng mực in, thời gian lưu thông tin chỉ dưới 1 năm. Nhược điểm lớn nhất của giấy in cảm nhiệt là nhạy cảm với nhiệt độ, vì thế mà thông tin sẽ bị mờ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và sẽ tạo vết xước trên bề mặt khi ma sát.
Giấy in mã vạch dùng cho công nghệ in trực tiếp là dòng sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực bán lẻ cụ thể là các cửa hàng tiện lợi ,siêu thị, trung tâm thương mại. Khi dùng đúng loại giấy in vào đúng ngành kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối ưu.
Công nghệ in truyền nhiệt gián tiếp: Giấy in mã vạch cho công nghệ in truyền nhiệt gián tiếp hay được gọi là gọi giấy decal chuyển nhiệt, giấy in chuyển nhiệt. Là dòng giấy in mã vạch cần sử dụng thêm các loại mực in dưới dạng nhựa hoặc sáp để in tạo thông tin. Vì máy in mã vạch làm cho đầu in khôn phải tiếp xúc trực tiếp với giấy in nên tuổi thọ đầu in được kéo dài.
Giấy in chuyển nhiệt có dạng cuộn và được tạo nên từ nhiều loại chất liệu khác nhau, hình thành ra đa các loại giấy in chuyển nhiệt đa dạng, đảm bảo độ bền cho con tem khi dùng trong các điều kiện môi trường không giống nhau. Được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất yêu cầu tem mác có độ bền cao.
Phân loại giấy in mã vạch theo chất liệu
Giấy in decal thường: Đây là giấy in được sử dụng phổ biến, dễ dàng tìm thấy chúng trên các sản phẩm xung quanh mình. Loại giấy này được ứng dụng rộng rãi khắp nơi từ các công ty, doanh nghiệp cho đến các cửa hàng bán lẻ, các shop thời trang, mỹ phẩm, siêu thị,… Ưu điểm nổi bật của giấy in tem nhãn mã vạch là giá thành rẻ vì chất liệu tạo ra chủ yếu là giấy.
Decal PVC: đây là loại giấy được tạo ra từ nhựa dẻo, chủ yếu là polyester, có độ bền cao, dẻo dai, hạn chế trầy xước hoặc tình trạng bị rách ở tem nhãn trong quá trình vận chuyển sản phẩm. Vì vậy mà decal PVC chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực vận chuyển đường bộ, đường sắt, biển, hàng không,…Bên cạnh đó, loại giấy này còn được dùng trong khi in tem nhãn đính trên các mặt hàng nữ trang, trang sức.
Decal xi bạc: là loại giấy in chuyên dùng trong các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các ngành như: sản xuất linh, phụ kiện, điện tử, cơ khí,…Decal xi bạc làm ra các tem nhãn có thể chịu được môi trường khắc nghiệt, các tác động của nhiệt độ, bụi bẩn, ẩm ướt,…Bên cạnh đó, tem được tạo nên từ chất liệu giấy này sẽ có tuổi thọ cao và theo sản phẩm đến cuối đời.
Tem decal vải: được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực may mặc, thời trang vì có thể giữ được thông tin trên tem nhãn ngay cả khi giặt, là, sấy. Chúng ta có thể bắt gặp những loại tem nhãn từ decal vải ở ngay trang phục mình mặc.
Phân loại giấy in mã vạch theo kiểu dáng tem
– Tem nhám: bề mặt sần và có độ bám tốt
– Tem 7 màu: có nhiều màu sắc, được dùng làm logo thương hiệu
– Tem lốp: được dùng dán lên lốp xe ô tô, xe máy,…
– Tem trơn: có bề mặt trơn và bóng
– Tem decal trong: có lớp mặt bên trên trong suốt
– Tem decal giòn: có cấu trúc đặc biệt, sử dụng làm tem bảo hành, khi bóc tem sẽ bị vỡ thành những mảnh nhỏ, không thể sử dụng lại.
Giấy in tem nhãn mã vạch có kích thước như thế nào?
Khi dán thùng carton chúng ta sẽ dán bên ngoài vỏ thùng hàng hoặc hộp sản phẩm. kích thước của giấy in này thường là cỡ lớn nhất: 100mm x 80mm; 100mm x 50mm; tem decal 4 inch x 6 inch,…
Tem nhãn dán lên bao bì, có thông tin của sản phẩm thường có kích thước nhỏ: 40x40mm, 50x30mm, 35x22mm, 70x50mm,…..
Giấy in tem mã vạch có một vai trò vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng của các tem nhãn, độ bền của máy in. vậy nên, để mua được giấy in mã vạch chất lượng thì chúng ta phải chọn một nhà phân phối chính hãng, có chất lượng sản phẩm tốt.