CÔNG NGHỆ RFID: TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN

CÔNG NGHỆ RFID: TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN

Công nghệ RFID là gì

Công nghệ RFID (Radio-Frequency Identification) là một hệ thống sử dụng sóng radio để tự động nhận diện và theo dõi đối tượng. Hệ thống này bao gồm ba thành phần chính: thẻ RFID (bao gồm vi mạch và ăng-ten), đầu đọc RFID (hoặc máy quét), và hệ thống phần mềm để xử lý dữ liệu.

Thẻ RFID được gắn vào đối tượng cần theo dõi, có thể là một sản phẩm, hàng hóa, hoặc tài sản. Khi thẻ RFID nằm trong phạm vi của đầu đọc RFID, nó gửi dữ liệu về đối tượng qua sóng radio. Đầu đọc RFID thu thập và truyền dữ liệu đến hệ thống phần mềm để xử lý và quản lý.

Công nghệ RFID giúp nâng cao hiệu quả trong quản lý kho, chống hàng giả, theo dõi chuỗi cung ứng, và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Nó cho phép nhận diện nhanh chóng, chính xác và không cần tiếp xúc trực tiếp giữa thẻ và đầu đọc.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể nào đó và thiết bị phát mã RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng được điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID biết mã số của mình. Ngay lúc đó RFID reader biết được tag nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID

Đặc điểm của hệ thống công nghệ RFID

  • Hệ thống RFID sử dụng công nghệ không dây thu phát sóng radio, không sử dụng tia sáng như mã vạch (Bar Code hay QR Code). Do đó, thông tin có thể được truyền tải mà không cần tiếp xúc vật lý nào cả.
  • RFID có thể đọc những thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.
  • Dải tần số thường được sử dụng khi triển khai hệ thống RFID là 125Khz hoặc 900Mhz.

Công nghệ RFID và ứng dụng

– Trong quản lý kho

Hệ thống RFID được sử dụng để phân loại vật liệu hoặc sản phẩm trong kho bằng cách áp dụng hệ thống thẻ RFID và đầu đọc RFID được gắn vào từng vật liệu.

Các thông tin, dữ liệu thực tế của kho như số lượng, vị trí, phân loại hàng hóa,… sẽ được thu thập, lưu trữ và hiển thị trên máy chủ của kho thông qua hệ thống RFID này để quản lý. Nhờ đó, các hoạt động như nhập hay xuất kho cũng được kiểm soát nhanh chóng và hiệu quả hơn.

– Trong logistics

RFID có thể đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình ra vào kho hàng, cung cấp vị trí chính xác của hàng hóa trong kho, giúp việc tìm kiếm hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.

RFID cho phép các công ty theo dõi quy trình làm việc trong chuỗi cung ứng của họ, điều này sẽ cung cấp nhiều dữ liệu hữu ích hơn về thiết bị sản xuất, quản lý tài sản, hàng tồn kho,…

Thẻ RFID cũng có thể giúp các công ty kiểm soát bất kỳ sản phẩm di động trái phép nào. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm có giá trị cao như máy tính, ti vi và ô tô. Đôi khi chỉ cần sự hiện diện hoặc biết về thẻ RFID được gắn có thể làm giảm nguy cơ trộm cắp.

– Quản trị chuỗi cung ứng

Trong thị trường đầy biến động ngày nay, chuỗi cung ứng chỉ hiệu quả khi được hỗ trợ bởi thông tin xuyên suốt. Ngoài việc chính xác và cập nhật kịp thời, việc chia sẻ thông tin phải giúp các nhà cung cấp, kho hàng và nhà vận chuyển đảm bảo hoạt động trơn tru và liền mạch.

  • Theo dõi các sản phẩm được sản xuất thông qua nhà máy và chuyển đến khách hàng.
  • RFID có thể theo dõi hàng tồn kho thông qua các trung tâm quản lý kho, vận chuyển và phân phối.
  • Theo dõi tài sản như phương tiện, công cụ và thiết bị.

– Hệ thống y tế

  • Việc ứng dụng hệ thống RFID trong chăm sóc bệnh nhân là một bước đột phá lớn trong ngành y tế. Hệ thống sẽ được cấy vào những bệnh nhân cần theo dõi đặc biệt trong bệnh viện. Tại thời điểm này, dữ liệu sức khỏe của những bệnh nhân này sẽ được tự động ghi lại rõ ràng và thống nhất trên hệ thống EHR, được cập nhật hàng giờ mỗi ngày.

– Hệ thống giao thông

Hệ thống RFID được sử dụng trong giao thông và nhiệm vụ chính là kiểm soát điều kiện giao thông trong một thành phố hoặc quốc gia. Thẻ RFID có thể cập nhật dữ liệu của hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng, báo cáo các mối nguy hiểm hiện tại và các vấn đề khẩn cấp mà hệ thống giao thông phải đối mặt.

– Trong thư viện

Nhận thấy những ưu điểm vượt trội của công nghệ RFID so với các công nghệ khác đã được ứng dụng vào thư viện. Tại Việt Nam, nhiều thư viện đã bắt đầu ứng dụng công nghệ gắn thẻ RFID vào tài liệu của mình.

Hệ thống RFID của thư viện gồm các khâu: nhập thông tin trên thẻ, mượn/trả tài liệu, phân loại tài liệu tự động (để xếp giá), kiểm đếm tài liệu. Mỗi công đoạn trên đều được cập nhật vào hệ thống quản lý thư viện điện tử.

Hotline: 0964.257.284Kinh doanh dự ánKinh doanh sản phẩmMessenger